Hơn 10 năm nghiên cứu bệnh whitmore, tiến sĩ Trịnh Thành Trung, Trưởng phòng quản lý Khoa học và Công nghệ, Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, đúc kết 10 hiểu lầm thường gặp về loại vi khuẩn nguy hiểm này.
Xem thêm: gia ban nam
chaga
Whitmore không phải là bệnh mới và lạ
Ca bệnh đầu tiên được nhà nghiên cứu bệnh học người Anh có tên là Alfred Whitmore phát hiện vào năm 1911 tại Rangoon, Burma, Myanmar. Trải qua hơn một thế kỷ nghiên cứu, bệnh whitmore được biết phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và vùng phía Bắc Australia. Ca đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào năm 1925 tại Viện Pasteur, TP HCM. Sau đó có gần 500 binh lính Pháp và Mỹ đã bị nhiễm bệnh trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu thực tế người dân Việt bị nhiễm bệnh còn rất ít và sơ sài.
Bệnh whitmore không phải xuất hiện trở lại Việt Nam
Thực chất đây là một bệnh đang bị quên ở Việt Nam. Thực tế cho thấy rất nhiều bác sĩ lâm sàng không biết và mất cảnh giác với bệnh, nhiều cán bộ xét nghiệm vi sinh cận lâm sàng chưa được đào tạo và chưa có quy trình xét nghiệm bệnh. Chỉ sau một thời gian ngắn được hướng dẫn quy trình xét nghiệm, nhiều bệnh viện đã phát hiện được những ca whitmore đầu tiên. Whitmore là bệnh đang bị bỏ quên, không phải bệnh lạ và bệnh mới xuất hiện trở lại, người dân không nên hoang mang về bệnh này.
Bệnh whitmore không phải là hiếm gặp
Trong tất cả nước ở Đông Nam Á công bố bệnh thì Singapore, một đất nước không làm nông nghiệp, một đất nước rất sạch sẽ có tỷ lệ người dân bị nhiễm bệnh thấp nhất trong vùng với tỷ lệ 13 người mắc bệnh trên một triệu người hàng năm (31-96 người mắc bệnh một năm). Với đất nước nông nghiệp như Việt Nam, con số này chắc chắn cao hơn rất nhiều.
Xem thêm: phuong phap dieu tri benh aids
Bệnh whitmore là bệnh “không đáng sợ”
Thực chất, whitmore là một loại bệnh truyền nhiễm rất đáng sợ và nguy hiểm, có thể gây tử vong cao, với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 40-60%. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân được chẩn đoán xét nghiệm sớm và điều trị kháng sinh phù hợp thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm đi đáng kể.
Vi khuẩn whitmore không cư trú nhiều ở trong đất, nước bị ô nhiễm bẩn
Vi khuẩn có thể sống ở tất cả mọi nơi trong đất ẩm, đặc biệt là trong đất canh tác nông nghiệp như đất trồng lúa. Do vậy, kể cả những nơi tưởng như sạch sẽ, không ô nhiễm bẩn cũng có thể nhiễm vi khuẩn này.
Nguy cơ mắc whitmore không chỉ ở những người suy giảm hệ thống miễn dịch
Người có nguy cơ nhiễm khuẩn whitmore cao không chỉ người bị suy giảm hệ thống miễn dịch như bệnh nhân HIV. Nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất là người bị bệnh tiểu đường, người nghiện rượu hoặc người có bệnh mãn tính về thận và phổi.
Bệnh whitmore không phải là bệnh nhiễm trùng cơ hội
Bệnh gặp trên mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người già, người khỏe mạnh đến người mắc các bệnh nền như trên. Tùy thuộc vào từng vùng, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh 5-15% trên tổng số ca mắc bệnh. Khoảng 35% trẻ nhiễm bệnh có biểu hiện viêm mủ tuyến nước bọt mang tai khiến nhiều người lầm tưởng là quai bị, 65% có các biểu hiện khác như viêm phổi, áp xe lách, thận… hoặc các vết mưng mủ ngoài da, đặc biệt là vùng đầu, mặt và cổ.
Ở người lớn, đa số bệnh nhân mắc bệnh có biểu hiện viêm phổi cùng với nhiễm khuẩn huyết, viêm bàng quang, có các vết mưng mủ trên da, một số trường hợp viêm cơ khớp hoặc viêm màng não.
Xét nghiệm whitmore không khó
Nếu có quy trình xét nghiệm, cán bộ được đào tạo xét nghiệm, cùng với ý thức cảnh giác phát hiện bệnh thì tất cả các phòng xét nghiệm vi sinh từ tuyến trung ương, tỉnh đến huyện đều có thể xét nghiệm được vi khuẩn whitmore. Các xét nghiệm máu, mủ, đờm và nước tiểu thường phát hiện ra loại vi khuẩn này. Cũng có trường hợp phát hiện được trong dịch não tủy hoặc một số dịch khác.
Điều trị bệnh whitmore không dễ dàng
Theo các khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế, điều trị whitmore chia làm 2 pha: Pha điều trị tấn công và pha duy trì uống kháng sinh. Phải dùng kháng sinh (thường là nhóm ceftazidime) tiêm tấn công liều cao kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó tiếp tục dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa. Đối với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai sẽ có phác đồ điệu trị riêng. Bệnh nhân không được điều trị theo đúng phác đồ trên thì tỷ lệ tái nhiễm sẽ rất cao.
Các dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh whitmore mà bạn thường không nghĩ tới
Bệnh thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Các biểu hiện bệnh thường là sốt, viêm phổi và có ổ áp xe ở nhiều vị trí (đa áp xe), nhiễm trùng đường tiết niệu. Biểu hiện này xuất hiện ở bệnh nhân có bệnh nền tiểu đường hoặc các bệnh mạn tính liên quan đến thận hoặc phổi, người nghiện rượu, người làm việc trực tiếp với đất thì bác sĩ hãy nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh whitmore và cho chỉ định cấy máu, mủ, đờm hoặc nước tiểu ngay. Xét nghiệm vi sinh cận lâm sàng và bác sĩ lâm sàng phải phối hợp nhịp nhàng với nhau để trao đổi ngay kết quả khi nghi ngờ hoặc đã kết luận là whitmore. Đối với người nhiễm bệnh, nếu có bệnh cảnh và các triệu chứng kể như trên thì phải đến ngay các bệnh viện uy tín, có phòng xét nghiệm vi sinh để được khám và điều trị bệnh.
Xem thêm: tac dung cua nam chaga
Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015
Whitmore là loại bệnh gì ?
16:44
Gia Nghi
Bài viết liên quan: