Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Đề phòng nguy hiểm cho sức khỏe khi bắt tay người khác

Bắt tay vốn là thói quen của con người. Nó cho thấy sự thân tình, thân thiết hoặc là một cách hành động lịch sự. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những điều tồi tệ nhất con người có thể làm với nhau vì bắt tay có thể là nguyên nhân chính gây sự lây lan của nhiều virus gây bệnh.
Các chuyên gia ở Anh đã khuyên dừng hình thức chào hỏi này khi người ta phát hiện ra trong lòng bàn tay con người có rất nhiều vi khuẩn. Mặt khác, nó có thể là việc không hợp vệ sinh với lý do vì nhiều người đi vệ sinh và quên rửa tay.
Bạn có thể bị cúm
Một người bị nhiễm bệnh cúm thường hắt hơi vào lòng bàn tay của họ. Các virus độc hại sẽ dính vào lòng bàn tay. Khi bạn bắt tay với một người khỏe mạnh, virus sẽ được truyền qua giữa hai người.
Đề phòng nguy hiểm cho sức khỏe khi bắt tay người khác
Dễ lây nhiễm triệu chứng ho
Khi bạn bị ho, tốt nhất bạn nên tránh bắt tay với một người khỏe mạnh. Tương tự như vậy, để không bị lây bệnh, tốt nhất bạn đừng bắt tay với một người đang bị ho.
Lây lan virus có hại 
Những người đã hoặc đang bị bệnh thủy đậu nên tránh bắt tay với một người khỏe mạnh. Mầm mống của virus này có thể lây lan dễ dàng sang nhiều người khác.
Gây bệnh tiêu chảy
Đôi bàn tay bẩn có thể truyền nhiễm noroviruses và salmonella gây bệnh tiêu chảy và ói mửa. Nếu việc bắt tay là bắt buộc, bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
Gây viêm dạ dày
Bắt tay là một cách không lành mạnh khi lòng bàn tay mang vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng ở đường ruột.
 
 
Thụy Du – (Dịch theo BS)
(Theo Congluan)

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Da tóc khỏe đẹp nhờ quả bơ

Quả bơ có những công dụng làm đẹp đáng kinh ngạc mà không ít người phải trầm trồ, thường xuyên ăn bơ còn rất tốt cho sức khỏe
Bơ không những rất tốt cho sức khỏe mà còn có công dụng làm đẹp rất tuyệt vời. Bở giúp bạn có làn da tươi sáng và rạng rỡ thì phải thường xuyên massage với dầu quả bơ do đặc tính chống oxy hóa của loại dầu này giúp làm giảm các dấu hiệu của quá trình lão hóa của da.
Đối với những người hay bị khô da và dễ nứt nẻ thì dầu bơ là vị thuốc tuyệt vời nhờ có tác dụng làm mềm da, tăng khả năng đàn hồi của da. Như vậy, đối với những loại da thô ráp thì dầu bơ là giải pháp hoàn hảo.
Bên cạnh đó, trái bơ còn có tác dụng ngăn ngừa lão hóa nhờ tác dụng chống oxy hóa. Dầu quả bơ có nhiều giá trị trong việc tái tạo và giữ ẩm cho làn da. Dầu bơ giúp bảo vệ da khỏi những tác động của các gốc tự do nhờ có một lượng lớn chất tocophérol (vitamine E), phytostérols và caroténoïdes, làm cho da sáng lên và kích thích tái tạo tế bào.
Trong bơ còn cung cấp cho da các yếu tố vi lượng cần thiết, giúp tổng hợp collagen, một trong những yếu tố cần thiết cho làn da mềm mại và dẻo dai là collagen. Các chất dinh dưỡng có trong dầu bơ giúp tăng sản xuất collagen trong cơ thể, làm mềm các mô và tránh được các tác nhân bên ngoài.
Dầu quả bơ còn có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc tóc do nó giàu chất dinh dưỡng cần thiết như axit folic, axit amin, sắt, đồng, magiê, vitamin A, D, E, và B6.
Điều gì làm cho dầu bơ là một trong những thành phần chính trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da mặt và tóc? do trong dầu bơ có chứa lượng chất dinh dưỡng cao, để lại lớp mỏng trên da và thâm nhập qua da dễ dàng. Theo các chuyên gia thì dầu ép từ quả bơ thâm nhập vào làn da sâu hơn so với bất cứ loại dầu khác.

Dùng vitamin C quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe

Trong vấn đề sức khỏe, dường như bất cứ thứ gì được dùng quá nhiều đều không tốt. Việc bổ sung quá nhiều vitamin C cũng vậy. Việc hấp thụ đủ vitamin C rất quan trọng nhưng nếu quá nhiều, nó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. 
>>>>nam chaga
Thiếu hụt vitamin C có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nào đó. Nhưng cũng theo các chuyên gia y tế, không ít vấn đề có thể phát sinh do dùng quá liều vitamin C.
Xuất hiện máu trong nước tiểu 
Một số người cũng có thể bị đau bụng nhẹ. Ngoài ra, họ có thể thấy có chút máu trong nước tiểu.
Buồn nôn 
Một trong những triệu chứng phổ biến khác là buồn nôn. Đây cũng là lúc bạn nên kiểm tra lại chế độ ăn uống của mình.
Dùng vitamin C quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe
Chóng mặt 
Việc dùng quá nhiều vitamin C cũng có thể gây chóng mặt ở một số người. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có các triệu chứng này.
Đau 
Một triệu chứng khác đau đường tiết niệu. Điều này có thể xảy ra do nguyên nhân cơ thể đang bị thừa vitamin C.
Đau lưng
Nếu bạn bị đau nhẹ ở vùng lưng dưới, nó có thể là tác dụng phụ của việc đang có quá nhiều vitamin C trong cơ thể.
Nhức đầu 
Đau đầu mà không rõ nguyên nhân có thể là do quá nhiều vitamin C.
Tiêu chảy
Hiện tượng tiêu chảy có thể xảy ra khi cơ thể bạn đang thừa vitamin C. Tốt hơn hết, bạn nên xem lại lương vitamin C ăn uống mỗi ngày nếu gặp các triệu chứng như vậy.
Ợ nóng
Các chuyên gia y tế cho rằng ợ nóng cũng có thể xảy ra do cơ thể đang có quá nhiều vitamin C. Vì vậy, bạn hãy điều chỉnh hàm lượng vitamin C ngay lập tức.
 
Thụy Du – (Dịch theo BS)
(Theo Congluan)

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Cách phòng tránh ung thư đại trực tràng hiệu quả nhất

Cách phòng ung thư hiệu quả nhất là chúng ta có thể làm là duy trì một lối sống lành mạnh, hiểu rõ cơ thể khi thấy có những biểu hiện khác thường để tìm sự giúp đỡ kịp thời
Về ăn uống:
Nên
Ăn nhiều rau quả, trái cây: Chiếm khoảng 40% thực phẩm hàng ngày của bạn. Bạn cần khoảng 30 gr chất xơ mỗi ngày (trong một quả cam hoặc táo chứa khoảng 3 gr) nên có thể bổ sung thêm chất xơ (Fiber) bằng cách uống những loại bột có chứa nhiều thành phần này như Citrucel…
Nạp nhiều chất đạm: Chiếm khoảng 40% thực phẩm mỗi ngày, chủ yếu từ cá, trứng, đậu hủ, protein bar/shake, các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, thịt…
Ăn ít tinh bột: Chiếm khoảng 15% thực phẩm mỗi ngày.
Sản phẩm từ sữa (yogurt, cheese, sữa tươi ít chất béo…): Chiếm khoảng 5% thực phẩm mỗi ngày.
Uống một viên multivitamin mỗi ngày (chứa Vitamin A, C, E) có thể làm ung thư ruột già phát triển chậm lại.
Không nên:
Ăn đồ chiên, rán và mỡ động vật.
Ăn thịt đỏ, thức ăn bẩn như ốc (môi trường sinh sống của ốc thường là những hồ có nhiều chất thải độc hại, rửa như thế nào sẽ vẫn còn bẩn).
Thức ăn chứa nhiều cholesterol như cháo lòng, nhồi trường, nội tạng động vật…
Về vận động:
Bạn nên tập thể dục 3-5 lần một tuần, mỗi lần ít nhất là 30 phút, kết hợp tập cardio thường xuyên: chạy bộ/đạp xe đạp cho người không đau khớp hoặc bơi cho người có vấn đề về khớp. Vận động thường xuyên giúp đại tiện dễ dàng hơn.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Thực phẩm hàng đầu giúp thanh lọc cơ thể trong mùa hè

Thải độc thanh lọc cơ thể là điều cần làm để mang lại sự sảng khoái và khỏe mạnh hơn. Trong mùa hè nên dùng những thực phẩm nào để thanh lọc cơ thể
Thực phẩm hàng đầu giúp thanh lọc cơ thể trong mùa hè
Dưa chuột. Dưa chuột giúp loại bỏ độc tố. Hàm lượng nước cao trong dưa chuột tăng cường hoạt động của hệ tiết niệu. 1/2 cốc dưa chuột chỉ chứa 8 calo.
Chanh. Chanh kích thích gan, hòa tan axit uric và các chất độc khác sau đó loại bỏ chúng ra ngoài cơ thể. Uống 1 cốc nước chanh giúp thải độc nhanh chóng.
Nước chanh với mật ong. Bạn có thể đã nghe nói rằng uống nước chanh với mật ong vào buổi sáng giúp giảm cân. Nhưng đây cũng là một thức uống có tác dụng thải độc. Nó kích thích hệ tiêu hóa và cải thiện nhu động ruột, giúp cơ thể thải độc.
Trà xanh. Trà xanh chứa nhiều polyphenol là chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và cũng giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Dưa hấu. Dưa hấu là một trong những loại quả thải độc tốt nhất trong mùa hè. Nó có tính kiềm và chứa nhiều citrullin giúp loại bỏ ammoniac và các độc tố khác ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, dưa hấu cũng là nguồn kali tốt giúp duy trì sự cân bằng muối và nước trong cơ thể.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Bác sĩ ngoại khoa, máu lạnh?

Bác sĩ ngoại khoa hằng ngày phẫu thuật cho bệnh nhân, lúc nào cũng rạch da, cắt cân xẻ cơ, cắt đốt kẹp cột trên cơ thể bệnh nhân, một con người.
Bác sĩ ngoại khoa hằng ngày phẫu thuật cho bệnh nhân, lúc nào cũng rạch da, cắt cân xẻ cơ, cắt đốt kẹp cột trên cơ thể bệnh nhân, một con người. Ngày nào cũng vậy cứ thế cứ thế, không biết bao nhiều lần bác sĩ ngoại khoa dù thuộc bất cứ chuyên khoa nào, ngoại tiêu hóa, thần kinh, chỉnh hình hay tiết niệu.v.v…. thì không ít lần các phẫu thuật viên phải trải qua những tình huống hết sức kinh hoàng, không biết bao nhiêu lần chảy máu không cầm, bác sĩ hồi hộp lo sợ, mồ hội trán chảy, tim đập trong lồng ngực, máu me đầy người sau cuộc phẫu thuật. Thật là cái nghề bạo lực!
Ai sợ máu thì không nên đi ngành y, mà đặc biệt là ngành phẫu thuật.
Ở ngoài đường thấy máu me của con người thấy đã sợ, thấy vết máu của người bị tai nạn giao thông đã sợ, sợ lắm. Nhưng trong bệnh viện bác sĩ phẫu thuật thấy nó hằng ngày. Có người còn nói bác sĩ phẫu thuật “nghiền” mùi máu, “nghiền” mùi dao điện đốt vào mô xịt khói, có thể đúng lắm chứ chẳng chơi.
Ai sợ máu thì không nên đi ngành y, mà đặc biệt là ngành phẫu thuật.
Ai sợ máu thì không nên đi ngành y, mà đặc biệt là ngành phẫu thuật. Ảnh minh hoạ.
Nhưng có một nhận định gây tranh cãi, đó là phần lớn các phẫu thuật viên hay bác sĩ ngoại khoa nào muốn giỏi phải có “máu lạnh”. Phải bình tĩnh trong cuộc phẫu thuật là đúng, và người giỏi thì luôn luôn có sự bình tĩnh cần thiết để xử trí những biến cố trong cuộc mổ một cách tối ưu. Có phải sự bình tĩnh là có máu lạnh không?
Khi có biến chứng, tai biến trong phẫu thuật người bác sĩ thường rất lo sợ mất ăn mất ngủ. Bên cạnh đó lại có những người rất thản nhiên coi không có gì. Có người mới mổ hôm qua, mổ chương trình, tức là trước mổ bệnh nhân còn “phây phây”, sau mổ một ngày thì tử vong, thế mà có người còn giữ bình tĩnh được. Trái với mọi người suy nghĩ, đáng lý ra ông bác sĩ phẫu thuật phải buồn, phải ân hận thì tình huống hoàn toàn ngược lại, người ấy xem nhưng không có chuyện gì. Đây có phải là hình ảnh của một phẫu thuật viên tài năng, một người luôn luôn giữ bình tĩnh, luôn luôn xem mọi chuyện như …. không có chuyện gì!!!
Nếu có lập luận là bác sĩ ngoại khoa phải là người có “máu lạnh” mới có thể giỏi được thì thật sự mình rất sợ cái lập luận ấy. Ngày nào đó, nếu điều ấy đúng, thì một bác sĩ ngoại khoa sẽ trở thành một robot, trái tim băng giá, và đỉnh cao là có khi nào thành một Dracula không.
Mình không tin điều ấy.
Mình mong mỏi có thể thấy được ở đàn anh hoặc đồng nghiệp của mình khi họ có sai sót gì thì họ nên buồn, nên ân hận, để người khác còn chia sẻ với người đó, đó là nỗi buồn dễ thương, phù hợp. Còn hơn thấy những khuôn mặt lạnh lùng, thậm chí còn vui một cách khó hiểu khi họ có biến chứng ngay cả nặng nề nhất là bệnh nhân tử vong, phải chăng đây là một dạng của bệnh vô cảm mức độ nặng?
BS. Phan Văn Hoàng

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Cứu huyệt dưỡng sinh

Theo y học cổ truyền, cứu huyệt có tác dụng điều tiết và lập lại cân bằng âm dương, bổ dưỡng và điều hoà khí huyết, làm ấm và lưu thông kinh mạch, duy trì và cải thiện công năng các tạng phủ, bảo vệ và nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
>>>>nam chaga
Cứu huyệt là phương pháp dùng sức nóng tác động lên huyệt vị châm cứu để điều hoà âm dương khí huyết, ôn thông kinh lạc, phù chính khu tà nhằm đạt được mục đích bảo kiện sinh mệnh (bảo vệ và nâng cao sức khoẻ), phòng chống bệnh tật và kháng lão ích thọ diên niên (chống lão hoá và kéo dài tuổi thọ). Có nhiều phương thức cứu huyệt khác nhau, cách lựa chọn huyệt vị để cứu cũng rất phong phú, dưới đây xin được giới thiệu ba phương pháp điển hình:
Cứu huyệt Tam túc lý
Túc tam lý là huyệt nằm trên đường kinh Vị, có công dụng điều lý tỳ vị, kiện vận tỳ dương, ôn trung tán hàn, bổ trung ích khí, điều hoà khí huyết, tuyên thông khí cơ, đạo khí thượng hành, phù bản cố nguyên, bổ hư cường thân. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu Túc tam lý đặc biệt có tác dụng kháng lão rõ rệt thông qua việc cải thiện hàng loạt các chỉ tiêu về tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, tiết niệu, nội tiết, miễn dịch và vận động ở người có tuổi và cao tuổi.
Cách xác định huyệt: Sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.
Điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Yên Bái.
Cứu huyệt Tuyệt cốt
Còn gọi là huyệt Huyền chung, là huyệt nằm trên đường kinh Đởm, có công dụng bình can tức phong, tăng tinh ích tủy, thư cân hoạt lạc, lý khí chỉ thống. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu Tuyệt cốt cũng có tác dụng nâng cao sức miễn dịch, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Cách xác định huyệt: Đo từ mắt cá ngoài chân lên ba thốn, sát bờ trước xương mác, ấn vào có cảm giác tê tức. Khi cứu Tuyệt cốt cần chú ý cứu cho tới khi da ửng hồng lên, cảm giác ngứa chuyển thành đau là được.
Cứu huyệt Thần khuyết
Là huyệt nằm ở trung tâm của rốn, thuộc mạch Nhâm, có công dụng ôn bổ nguyên khí, kiện vận tỳ vị, hồi dương cứu nghịch. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu huyệt Thần khuyết đặc biệt có tác dụng điều tiết và nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, bảo hộ niêm mạc và cải thiện công năng hấp thu của đường tiêu hoá. Thần khuyết thường được cứu cách muối, cách gừng hoặc cách bột thuốc.
Trong dân gian lưu truyền một phương pháp cứu Thần khuyết rất độc đáo có tác dụng bảo kiện trường thọ cực tốt, có tên gọi là Thần khuyết cứu tề pháp: lấy sinh ngũ linh chi 24g, thanh diêm 15g, nhũ hương 3g, một dược 3g, dạ minh sa 6g (sao qua), mộc thông 9g, can thông đầu 6g, xạ hương một chút xíu, tất cả đem tán thành bột thật mịn. Khi cứu, lấy vài thìa bột mì hoà với nước rồi nặn thành cái vành tròn úp ngay ngắn lên lỗ rốn, lấy 6g bột thuốc đổ vào lỗ rốn rồi dùng một miếng vỏ cây hoè mà đốt bởi một nén hương, cứ bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu lửa, mỗi tháng cứu 1 lần, cứu vào giờ Ngọ là tốt nhất.
ThS. Hoàng Khánh Toàn

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Món ăn, bài thuốc từ cải cúc

Theo Y học cổ truyền, rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, lợi trường vị, thanh đàm hỏa, yên tâm khí. Cải cúc có công hiệu chữa trị ho lâu ngày, làm tán phong nhiệt, chữa đau mắt, thường được sử dụng cho các chứng như: ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản…
>>>>nam chaga
Theo Y học cổ truyền, rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, lợi trường vị, thanh đàm hỏa, yên tâm khí. Cải cúc có công hiệu chữa trị ho lâu ngày, làm tán phong nhiệt, chữa đau mắt, thường được sử dụng cho các chứng như: ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản…
Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm). Xin giới thiệu một số phương thuốc có thể chọn lựa áp dụng khi cần thiết.

Món ăn, bài thuốc từ cải cúc 1
Cải cúc có công dụng chữa ho lâu ngày, tán phong nhiệt. Ảnh: TL

- Chữa ho ở trẻ em: Rau cải cúc 6g (thái nhỏ), cho vào một chút mật ong đem hấp cơm, gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa chứng ho dai dẳng ở người lớn do lạnh: Rau cải cúc 100 - 150g, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3 - 4 ngày là 1 liệu trình.
- Chữa tỳ vị hàn: Dạ dày ruột trong tình trạng lạnh, đi ngoài lỏng hoặc tiêu chảy, thì dùng 200g cải cúc nấu canh ăn để giúp làm ôn ấm tỳ vị. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.
- Chữa ho đờm, nhức đầu, chóng mặt buồn nôn do tiêu hóa kém, suy nhược, hay lạnh...: Lấy 1/2kg cải cúc, một đầu cá mè to, một ít gừng tươi, một ít rượu, và gia vị. Đầu cá mè rửa sạch, rán cho vàng thơm, cho gừng vào đảo đều rồi tưới rượu lên và lượng nước vừa đủ hầm chín. Cho cải cúc vào nấu đến sôi, nêm nếm gia vị vừa đủ.
- Bổ tỳ, trị hoa mắt, lợi tiểu: Lấy 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, bỏ vảy, đem rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị. 10 ngày là một liệu trình.
- Canh cải cúc cá diếc: Thích hợp sử dụng cho người cao tuổi hoặc trẻ em ăn không tiêu, tiểu tiện ít, mệt mỏi. Nhờ tác dụng của món là bổ tỳ khai vị, trừ đàm thấp, hòa trung, kiện vị, lợi tiểu, làm khỏi ho đờm, gan nóng, hoa mắt, chóng mặt: Lấy cá dếc 500g, cải cúc 150g, rượu, dầu vừng, tiêu, muối vừa đủ. Rán vàng hai mặt cá cho ít rượu vào đảo sơ, cho gừng, sau cho chút nước đun sôi hạ lửa nhỏ đun tiếp cho nhừ cá, rồi cho rau cải cúc vào đun to lửa cho sôi nhào là được. Có điều kiện nên ăn một thời gian 10 - 15 ngày là một liệu trình.
BS. Lê Hoài Nam

Gia vị hay dùng trong Tết

Ngày Tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu những món ăn truyền thống. Để những món ăn có được những hương vị đặc trưng thì nhất thiết phải cần đến các loại gia vị. Đầu xuân mới xin có đôi điều tản mạn về gia vị, đặc biệt về công hiệu trị bệnh thật tuyệt vời của chúng
>>>>nam chaga
Ngày Tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu những món ăn truyền thống. Để những món ăn có được những hương vị đặc trưng thì nhất thiết phải cần đến các loại gia vị. Đầu xuân mới xin có đôi điều tản mạn về gia vị, đặc biệt về công hiệu trị bệnh thật tuyệt vời của chúng…
Quả ớt đỏ: trong các món ăn như cá nướng tẩm gia vị nếu thiếu ớt sẽ làm giảm vị thơm ngon đặc trưng. Khi pha nước chấm hay trang trí món ăn, không có ớt cũng làm giảm vị ngon và kích thích ăn uống. Vị cay khi ăn các thực phẩm có thêm ớt đỏ là có hợp chất dầu capsaicin chứa trong gia vị này. Capsaicin là hoạt chất trong nhiều loại kem bôi và cao dán chống viêm khớp và đau cơ.
Chỉ cần rắc ít bột ớt đỏ vào nước súp gà sẽ được một bát thuốc cảm lạnh truyển thống.
quả ớt
Quế: một số những hợp chất trong quế cải thiện chức năng của insulin, làm giảm đáng kể mức đường huyết (chỉ với 1/4 hay 1/2 muỗng nhỏ bột quế mỗi ngày). Bột quế còn có thể giảm mức triglyceride và cholesterol toàn phần xuống khoảng từ 12 - 30. Bánh táo có quế cũng có thể ngăn chặn việc tạo thành các cục máu đông nên tốt cho tim mạch.
quế
Đinh hương: có chứa một hóa chất chống viêm gọi là eugenol. Những nghiên cứu gần đây trên súc vật chứng tỏ là hóa chất này ức chế COX-2 một protein gây viêm. Trong một nghiên cứu đinh hương cũng đươc sắp vào loại gia vị có tính chất chống oxy - hóa mạnh. Do vậy, đinh hương tăng cường sự bảo vệ tim, phòng chống ung thư, làm chậm sự tổn thương sụn và xương do viêm khớp gây ra.
Rau mùi ngò: các hạt rau mùi cho ta cilandro, còn được biết như là mùi tây. Các hạt rau mùi đã được dùng từ nhiều ngàn năm để hỗ trợ sự tiêu hóa. Hãy dùng hat rau mùi nghiền nát để pha trà đậm (nên lọc trước khi uống). Thảo mộc này còn giúp ích cho những người có hội chứng ruột bị kích thích vì làm dịu các cơn đau thắt ruột nên đỡ bị tiêu chảy.
rau mùi ngò

Nghệ: nghệ là gia vị dùng trong bột cà-ry, được sử dụng trong ngành y Ấn Độ đễ kích thích sự thèm ăn và để hỗ trợ sư tiêu hóa. Mới đây, nghệ được chú trọng vì khả năng chống ung thư. Hóa chất làm cho nghệ có màu vàng là chất circumin. Chất này là một tác nhân chống ung thư, dẹp tan viêm, kìm hãm sự tăng trưởng của khối u. Ngoài ra có những nghiên cứu liên hệ nghệ với sự giảm viêm trong môt số bệnh như bệnh vảy nến. Nghiên cứu trên súc vật cho thấy là curcumin giảm sự tạo thành amyloid, chất lắng đọng trong não của những người bị bệnh Alzheimer.
củ nghệ
Gừng: được dùng để hỗ trợ sự tiêu hóa từ cả nhiểu thế kỷ tại Á châu và Ấn Độ. Ngày nay, người ta hết sức phấn khởi khi khám phá ra tính chống viêm của gừng. Nhiều nghiên cứu cho thấy là gừng (và nghệ) giảm đau và sưng cho những người bị viêm khớp. Gừng cũng chống được chứng nhức nửa đầu bằng cách ức chế các chất gây viêm prostaglandins.
củ gừng
Ngoài ra, vì có thể giảm viêm, nên gừng cũng giữ một vài trò trong việc ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của ung thư. Gừng tốt cho hệ tiêu hóa như tăng cường các dịch tiêu hóa và trung hòa các acid cũng như giảm các cơn đau thắt ruột. Gừng được biết là thuốc chống nôn mửa rất hữu hiệu.
BS. HOÀNG XUÂN ĐẠ

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Thiên môn đông - Khắc tinh của bệnh phổi

Theo y học cổ truyền, thiên môn đông có vị ngọt, đắng nhẹ, tính hàn; quy vào hai kinh phế, thận. Có công năng tư âm, nhuận táo, thanh phế, chỉ khái, hoá đàm, sinh tân. Chủ trị ho khan do phế táo, tân dịch thương tổn, miệng háo khát, đại tiện táo kết.
>>>>nam chaga
Thiên môn đông còn gọi là thiên đông, thiên môn, tóc tiên leo. Tên khoa học là Asparagus cocjin chinensis (Lour) Merr. Bộ phận dùng là rễ (củ) khô, được y học cổ truyền sử dụng từ lâu làm thuốc bổ âm, bổ phế âm.
Theo y học cổ truyền, thiên môn đông có vị ngọt, đắng nhẹ, tính hàn; quy vào hai kinh phế, thận. Có công năng tư âm, nhuận táo, thanh phế, chỉ khái, hoá đàm, sinh tân. Chủ trị ho khan do phế táo, tân dịch thương tổn, miệng háo khát, đại tiện táo kết. Thiên môn đông được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
- Trị các trứng tân dịch hao tổn, miệng khô khát sau ốm dậy, da xanh, gầy, người mệt mỏi: nhân sâm 4g, thiên môn đông 10g, thục địa 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

- Trị các chứng ho nhiệt, đờm đặc, ho lâu ngày, ho gà:
thiên môn đông, mạch môn đông mỗi thứ 20g; bách bộ 12g, trần bì, cam thảo mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.
- Trị các chứng ho thể nhiệt mạn tính: thiên môn đông, khoản đông hoa, tang bạch bì (tẩm mật sao), hạnh nhân, qua lâu nhân, tử uyển, tỳ bà diệp, bối mẫu mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.
- Trị chứng tâm loạn nhịp, hồi hộp, đoản hơi, vô lực, mồ hôi nhiều, mụn nhọt, táo bón, kém ngủ: thiên môn đông 16g; liên tâm, đăng tâm thảo mỗi thứ 8g; liên nhục, thảo quyết minh, bá tử nhân mỗi thứ 12g; sinh địa, thục địa mỗi thứ 20g; đạm trúc diệp 30g. Sắc uống ngày 1 thang ngay sau khi ăn 1 giờ.
- Trị chứng tâm phiền mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát: thiên môn đông (bỏ lõi) 12g; nhân sâm, ngũ vị tử mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Trị chứng lở lưỡi, lở miệng: thiên môn, mạch môn đều bỏ lõi, huyền sâm cùng lượng 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau khi ăn 1 giờ.
- Trị nôn ra máu, chảy máu cam: thiên môn đông, sinh địa mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Trị tiêu khát (đái tháo đường): thiên môn, mạch môn, ngũ vị tử (lượng bằng nhau) nấu thành cao, thêm ít mật ong để dùng dần mỗi lần uống 20ml, ngày 3 lần sau khi ăn 1 giờ.
- Trị phế nuy, hư nao, phong nhiệt, trị chứng nóng, khát: thiên môn bỏ vỏ, bỏ lõi, nấu chín, ăn hoặc phơi khô, tán bột, luyện với mật làm thành viên to bằng hạt ngô (1g). Mỗi lần uống 20 viên ngày 3 lần, sau khi ăn 1 giờ.
- Trị phụ nữ bị cốt chưng, trong xương nóng, buồn phiền, bứt rứt, mồ hôi trộm, miệng khô, khát mà không uống được nhiều, suyễn: thiên môn đông, thanh hao, miết giáp, mạch môn, sài hồ, ngưu tất, bạch thược, địa cốt bì, ngũ vị tử lượng bằng nhau 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.
Lương y Hoài Vũ

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Dùng hoa phòng chống thừa cân và béo phì

Để thoát khỏi tình trạng thừa cân và béo phì, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của YHCT, trong đó có việc sử dụng một số loại hoa quanh vườn nhà.
Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài thuốc đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Bài 1: Cúc hoa 6g, sơn tra 15g, thảo quyết minh sao thơm 15g. Các vị thuốc đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải uất, lý khí hành ứ, tiêu tích hoá trệ. Loại trà này đặc biệt tốt cho những phụ nữ béo phì kèm theo các triệu chứng ngực sườn đầy tức, bụng chướng, kinh nguyệt không đều, có thể bế kinh, ngủ kém hay mê mộng, miệng đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhờn..., y học cổ truyền gọi là chứng Can uất khí trệ.
Cúc hoa
Bài 2: Hoa hồng 10g, hoa nhài 10g, hoa chanh 10g (có thể dùng hoa cam, hoa quýt, hoa quất thay thế), lá sen 10g, xuyên khung 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Cũng có thể hãm uống thay trà. Công dụng: sơ can lý khí, hoá uất và làm giảm mỡ máu, rất thích hợp cho những người béo phì có rối loạn lipid máu.
Bài 3: Kim ngân hoa 10g, cúc hoa 10g, sơn tra 10g. Các vị thuốc đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng : thanh vị tả hoả, tán phong hoá tích, làm giảm mỡ máu. Loại trà này đặc biệt tốt cho những người thừa cân và béo phì có kèm theo tăng huyết áp và rối loạn lipid máu thuộc thể vị nhiệt thấp trở biểu hiện bằng các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, nặng đầu, tay chân buồn mỏi, chóng đói, miệng khát thích uống nước mát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dính.
Bài 4: Hoa tam thất 10g, sơn tra 10g, hoa hồng 10g. Các vị thuốc đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: hành khí hoạt huyết, khứ ứ và làm giảm mỡ máu, dùng cho những người thừa cân và béo phì kèm theo tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hay hoa mắt chóng mặt, ù tai.
Bài 5: Súp lơ 350g, tôm nõn (đã chín) 25g, gừng tươi thái chỉ, muối gia vị, mì chính, dấm gạo và dầu thực vật vừa đủ. Súp lơ rửa sạch thái miếng, chần qua nước sôi, để ráo nước rồi đem trộn với tôm nõn, muối, mì chính, dấm chua thành dạng dưa góp, sau chừng nửa giờ là ăn được. Khi ăn cho thêm một chút dầu thực vật lên trên. Công dụng: tư âm dưỡng huyết, hạ mỡ máu và giảm béo phì.
Bài 6: Hoa tam thất 10g, hoè hoa 10g, cúc hoa 10g. Ba loại hoa đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bình can thanh nhiệt, lương huyết trừ phong, hạ huyết áp. Loại trà này dùng rất tốt cho những người bị thừa cân và béo phì có kèm theo tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, hay đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mặt đỏ, dễ cáu giận, thích uống nước mát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ.
Bài 7: Dã cúc hoa 15g, hà diệp (lá sen) 20g. Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: sơ phong thanh nhiệt, hạ mỡ máu và giảm béo phì. Loại trà này dùng rất tốt cho những người thừa cân và béo phì có kèm theo tăng huyết áp.
Bài 8: Hoa sơn tra 6g, lá sơn tra 6g. Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: hạ huyết áp, giảm mỡ máu, phòng chống thừa cân và béo phì.
ThS. Hoàng Khánh