Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Thêm một số thông tin hữu ích cho người bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường. Đây là một loại bệnh rối loạn chuyển hóa đường làm đường trong máu tăng cao kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid, protid và điện giải. Nói theo khoa học thì khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể thì quá trình chuyển hóa cacbohydrat bị rối loạn dẫn đến mức đường trong máu luôn cao.
Giai đoạn tiền phát, bệnh nhân thường có biểu hiện là đi tiểu nhiều, thường hay khát nước và đi tiểu đểm. Bản thân bệnh tiểu đường đã nguy hiểm nhưng nó còn là nguyên nhân chính gây ra hàng loạt căn bệnh khác, điển hình như suy thận, tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch vành, mù mắt…
tieu-duong-2105
Các nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường
Khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường phải đảm bảo đầy đủ lượng chất đạm, chất béo, vitamin, muối khoáng. Tuy nhiên, những chất kể trên phải ở mức hợp lý. Để tránh tăng và giảm máu một một cách đột ngột sau bữa ăn và hạn chế các rối loạn chuyển hóa người bệnh nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên năng tập thể dục hằng ngày và tránh để tăng cân.
Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
Tùy  vào tuổi, loại lao động, thể trạng béo hay gầy mà bệnh nhân tiểu đường có những chế độ ăn uống cũng như là nhu cầu các chất dinh dưỡng khác nhau
Glucid: Glucid là chất bột đường. Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế glucid trong khẩu phần ăn do lượng đường trong máu có khả năng tăng vọt sau khi ăn. Tuy nhiên để đảm bảo cơ thể duy trì cân nặng và đủ năng lượng để sinh hoạt, làm việc bình thường thì không nên giảm quá nhiều lượng glucid trong bữa ăn. Nếu đối với người bình thường thì trong khẩu phần ăn lượng glucid chỉ chiếm khoảng 65% thì người bệnh tiểu đường chỉ chiếm khoảng 50 đến 60% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn.
Protein: protein hay còn là chất đạm. Nếu lượng đạm trong khẩu phần ăn của người bình thường là 15 – 20% thì người bệnh tiểu đường nên có lượng đạm cao hơn trong khẩu phần ăn (từ 15% đến 20%). Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều đạm sẽ gây hại cho thận. Protein có nhiều trong cá, thịt, trứng, sữa, đậu, vừng…
Ngoài ra để thoát khỏi bệnh tiểu đường, các nhà nghiên cứu tin rằng nấm Chaga (Inonotus obliquus ) có thể đẩy lùi tiểu đường nếu sử dụng đều đặn mỗi ngày. thành phần của nấm Chaga là tập hợp của nhiều khoáng chất: Ba, Sn, Au, Mo, Zi, Sr, Zn, Cu, Ni, Co, Fe, Cr, Va, Ti, Ca, K, P, Si, Al… kết hợp với sắc tố đen, chất xơ, vitamin…
 nam chaga
Người Nhật gọi nấm Chaga là “kim cương của rừng xanh” vì tác dụng tuyệt vời của loại thần dược này. Nấm Chaga làm người bệnh tăng cường sức đề kháng, lọc máu, ổn định lượng đường trong cơ thể, giảm lượng glucose trong máu. Không những thế, khi sử dụng nấm Chaga thời gian dài nấm sẽ có những khả năng phòng bệnh khác như đau nhức, cúm và ung thư…