Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là hệ thống giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, bênh tật… Hệ miễn dịch hoạt động càng mạnh thì nguy cơ nhiễm bệnh càng thấp
Tìm hiểu cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch
Công việc của hệ thống miễn dịch là bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng. Nó bảo vệ bạn theo 2 cách. Thứ nhất tạo ra một rào cản ngăn chặn vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào cơ thể của bạn. Thứ hai, nếu virus hoặc vi khuẩn có khả năng sinh sản và bắt đầu gây bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ có trách nhiệm loại bỏ virus con của nó.
Tuy nhiên, đôi khi hệ miễn dịch sẽ ngăn cản chúng ta làm những điều có lợi cho cơ thể, ví dụ như cấy ghép nội tạng. Chúng sẽ cảm thấy nội tạng mới có sự khác biệt và theo như lập trình, chúng bắt đầu chống đỡ. Do vậy, việc cấy ghép nội tạng hiện nay đang được các nhà khoa học nghiên cứu để phù hợp nhất với cơ thể.
co che hoat dong cua he mien dich
Da là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Nó hoạt động như một ranh giới chính ngăn vi trùng và cơ thể bạn. Lớp biểu bì có chứa các tế bào Langerhans sẽ làm nhiệm vụ cảnh báo sớm nhất trong hệ thống miễn dịch. Da cũng tiết ra các chất kháng khuẩn chống lại nấm mốc và bụi bặm. Điều này giải thích lý do tại sao bạn không thức dậy vào buổi sáng với một lớp nấm mốc phát triển trên da. Hầu hết các vi khuẩn và bào tử trên da chết một cách nhanh chóng.
Mũi, miệng và mắt của bạn cũng là rào chắn ngoài của hệ miễn dịch. Nước mắt và chất nhầy có chứa một loại enzyme (lysozyme) phá vỡ thành tế bào của nhiều loại vi khuẩn. Nước bọt có vai trò chống vi khuẩn. Mũi và phổi được bọc trong chất nhầy, vì vậy nhiều vi trùng không bị giết chết ngay lập tức mà mắc kẹt trong các chất nhầy và sớm bị nuốt xuống. Đến họng đã có các tế bào kháng khuẩn xếp sẵn hàng dài để đón chờ những con virus, vi khuẩn sống sót qua lớp nhầy và tiêu diệt.
Hệ thống bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch. Bạch huyết là dịch trong suốt bao bọc các mô của cơ thể, giữ cân bằng chất lỏng và loại bỏ vi khuẩn khỏi các mô. Bạch huyết thâm nhập hệ tuần hoàn qua các mạch bạch huyết và đi vào máu để chiến đấu với vi khuẩn trong đó.
Kháng thể: Là những protein hình chữ Y. Phần đặc biệt của kháng thể là phần đầu hai nhánh chữ Y, rất nhạy cảm với một kháng nguyên cụ thể. Khi hai đầu Y này chạm vào lớp ngoài của hạt virus hoặc thành của tế bào vi khuẩn nào đó nó sẽ phát tín hiệu rằng, phải loại bỏ những kẻ xâm lược đó. Kháng thể có nhiệm vụ nhận diện các tế bào xâm lấn và vô hiệu hóa chúng để các bạch cầu tiêu diệt.
Lúc bình thường, cơ thể người chỉ có một vài kháng thể nhưng khi có kẻ lạ mặt được nhận diện và tình trạng “khẩn cấp” được ban bố, cơ thể tự sản sinh ra nhiều kháng thể hơn nhằm mục đích đánh bại những kẻ lạ mặt. Sau khi tấn công, một số kháng thể sẽ được giữ lại mãi mãi để nếu những tác nhân xâm lấn đặc biệt đó quay trở lại thì cơ thể sẽ đủ sức đánh bại chúng.
Hormone. Một số kích thích tố được tạo ra bởi các thành phần của hệ thống miễn dịch. Các hormone được gọi chung là lymphokines. Một số lympho rất nhạy cảm. Ví dụ khi tiếp xúc một virus là nó sẽ gây tác dụng phụ khiến cho bạn sốt và mệt mỏi.
Thông tin bên lề
beta-glucan
Giá: 3.250.000 VND
Beta Glucan Ball có những tác dụng rất rõ trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho tế bào. Tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư, kháng viêm.