Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Những con đường lây truyền HIV

HIV là một căn bệnh không còn xa lạ gì với bất kỳ ai. Chắc có lẽ mọi người cũng đã quá quen thuộc với 3 con đường lây nhiễm HIV: qua đường máu, tình dục và truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, bạn đã từng hiểu rõ về những con đường lây truyền này chưa? Liệu có thể quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không mắc bệnh không? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin đó dưới đây.
phuong-phap-dieu-tri-benh-aids-32403
Tình dục
Con đường tình dục luôn là con đường lây nhiễm HIV nhiều nhất, và thường thì những người có quan hệ tình dục phóng túng, không an toàn có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao. Nguyên nhân của vấn đề này là vì virut HIV có nhiều trong chất dịch sinh dục. Trong quá trình quan hệ, virut HIV có thể xâm nhập vào máu của bạn tình qua bộ phận sinh dục.
Quan hệ bằng miệng có nguy cơ lây nhiễm HIV thấp hơn. Tuy nhiên, nếu miệng bạn bị lở hoặc chảy máu chân răng, virut có thể dễ dàng xâm nhập qua đường máu ở qua những vết chảy máu này.
Để phòng tránh việc nhiễm HIV và nhiều căn bệnh khác lây qua đường tình dục, bạn có thể phòng tránh triệt để bằng cách không quan hệ. Tuy nhiên, thật sự rất khó để thực hiện việc này. Một cách khác mà bạn có thể sử dụng chính là chung thủy với bạn tình của mình. Việc cả hai chung thủy sẽ giúp bạn biết chắc chắn cả hai không lây nhiễm. Để tăng cường tính an toàn trong quan hệ, bạn cũng có thể sử dụng biện pháp đơn giản “dùng bao cao su”.
Đường máu
Đường máu là đường lây nhiễm HIV chính đặc biệt là khi bạn dùng chung bơm kim tiêm với người khác, hoặc sử dụng kim tiêm chưa được tiệt trùng. Nếu dùng chung kim tiêm với người nhiễm HIV, bạn cũng rất dễ bị HIV. Đó cũng chính là lý do tại sao những người tiêm chích ma túy có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao do thường xuyên dùng chung kim tiêm với bạn bè ở các tụ điểm hút chích.
Chính vì vậy, để phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường máu bạn hãy đặc biệt lưu ý đến việc sử dụng kim tiêm an toàn. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý không để máu của mình tiếp xúc với máu người lạ khi bị xây xước, chảy máu.
Đường từ mẹ sang con
Cứ một trăm phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì khoảng 25-30 trẻ bị nhiễm. HIV có thể lây sang bé qua rau thai khi bé ở trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá ba năm.
Chính vì thế, cách phòng tránh tốt nhất chính là những bà mẹ nhiễm HIV không nên có con. Tuy vậy, nhu cầu được làm mẹ là mong muốn của mọi phụ nữ. Hơn nữa, xác xuất đứa trẻ sinh ra bị nhiễm HIV không quá cao. Vì tất cả chỉ là xác xuất nên những bà mẹ nhiễm HIV nên suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định.
Mách bạn:
nam chaga
Nấm Chaga (hoặc Inonutus obliquis) có thể được tìm thấy trong một số khu vực trên thế giới, phổ biến nhất là Siberia. Đặc trưng của nấm Chaga là tính xốp và có màu tối (thường là màu đen, xanh đen hoặc tím). Giới khoa học cho rằng loại nấm này có độc tính thấp và tác dụng kháng virus mạnh mẽ. Nhờ đó nó có tác dụng chống lại các chủng bệnh như cúm, đậu mùa và HIV.