Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Giảm đề kháng insulin và biến chứng bệnh tiểu đường

Insulin là loại hóc môn được tiết ra bởi tuyến tụy, nó đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa đường, làm giảm lượng đường trong máu, sự thiếu hụt insulin dẫn tới những nguy hiểm
Vì lý do nào đó sự sản sinh insulin tuyến tụy bị suy giảm, hoặc cơ thể miễn dịch với insulin(insulin bị tế bào miễn dịch tiêu diệt) làm cơ thể bị thiếu hụt insulin khiến lượng đường trong máu tăng cao dẫn tới căn bệnh tiểu đường hoặc đái tháo đường.
Như đã nói insulin có rất nhiều vai trò trong cơ thể như kích thích quá trình tổng hợp và ức chế quá trình thoái hóa glicogen ở cơ, gan và mô mỡ. Ngoài ra insulin tăng cường tổng hợp axit béo, protein và kích thích sự đường phân, kích thich sự xâm nhập glucoze,  amino axit trong tế bào cơ và mỡ.
giam de khang insulin va bien chung tieu duong
Do đó đề kháng insulin gây rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng dự trữ muối dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa, huyết khối và nhiều biến cố tim mạch.
Trong thực tế, người bị tiểu đường type 2 là tình trạng cơ thể đề kháng Insulin – chính điều này khiến cơ thể không tự kiểm soát được đường huyết và gây ra nhiều biến cố tim mạch nguy hiểm trong bệnh tiểu đường.
Insulin được coi là chìa khóa để mở cánh cửa đưa glucose từ máu vào tế bào – từ đó giúp hạ đường huyết và cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Khi cơ thể đề kháng insulin được hiểu rằng chiếc chìa khóa vẫn được tra vào ổ, nhưng cánh cửa không mở ra – Glucose trong máu không vào được tế bào và đường huyết không được kiểm soát.
Không chỉ gây bệnh tiểu đường, đề kháng Insulin còn có thể gây rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng dự trữ muối dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa, huyết khối, từ đó gây ra nhiều biến cố tim mạch nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Chính vì thế với người bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường thì việc tìm lời giải cho bài toán giảm đề kháng Insulin vẫn luôn là một vấn đề then chốt để kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa biến chứng.